Thiết kế nội thất chung cư Royal City
Cảnh báo 9 sản phẩm nguy hiểm cho tính mạng của trẻ
Giật mình trẻ nguy hiểm tính mạng vì TV rơi vào người
Lưu ý sử dụng máy giặt tránh nguy hiểm tính mạng của bé
Ngò tây dại gây bỏng rộp, mù lòa nếu vô tình chạm phải
Bạn có thể nghĩ rằng ngôi nhà là nơi an toàn nhất, tách biệt khỏi
những nguy hiểm và hỗn loạn ở bên ngoài. Nhưng thực tế, tai nạn trong
nhà khiến trung bình 6 trẻ chết mỗi ngày và hàng ngàn bé khác bị thương ở
Mỹ mỗi năm. Dưới đây là những tác nhân khiến trẻ bị thương dù đang ở
trong nhà mà bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được.Giật mình trẻ nguy hiểm tính mạng vì TV rơi vào người
Lưu ý sử dụng máy giặt tránh nguy hiểm tính mạng của bé
Ngò tây dại gây bỏng rộp, mù lòa nếu vô tình chạm phải
1. Nhiều đồ nội thất cao trong phòng khách hoặc phòng ngủ
Gần đây, tập đoàn nội thất IKEA đã tự nguyện thu hồi một dòng tủ phổ biến sau khi một chiếc tủ bị đổ và đè chết bé trai hai tuổi. Theo số liệu thống kê thực tế cho thấy thì cứ mỗi hai tuần lại có một bé chết vì bị tủ quần áo lớn, tủ sách hoặc các đồ nội thất cao khác đổ sập xuống và đè nát chúng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích các hộ gia đình nên lắp đặt thêm các khung giữ gắn chặt đầu trên vào tường. Ngoài ra, bậc phụ huynh nên dặn dò các bé để không leo trèo lên các đồ nội thất.
2. Để TV chênh vênh trên tủ
Và trên chiếc tủ lênh khênh là chiếc TV màn hình phẳng. Khi TV rơi xuống từ độ cao trung bình có thể tạo nên trọng lực hàng ngàn cân, gấp 10 lần cú va đập của hai vận động viên bóng bầu dục. Ước tính cho thấy có khoảng 41% các vụ tai nạn rơi đồ liên quan đến TV và 65% trong số đó tử vong, theo báo cáo của Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2015. Nguy hiểm là vậy nhưng trong thực tế, một cuộc khảo sát từ Safe Kids Worldwide cho thấy 48% phụ huynh thừa nhận họ không lắp đai bảo hiểm cho TV hoặc các đồ nội thất cỡ lớn.
Biện pháp khắc phục đơn giản là: Lắp đặt dây đai hoặc dùng thanh chữ L gắn chặt TV vào tường hoặc tủ để chúng không rơi tự do xuống đất dù trẻ có nghịch ngợm leo trèo.
3. Cửa sổ không an toàn
Ngã là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị thương và trên thực tế gần 2 triệu trẻ em dưới 12 tuổi phải cấp cứu mỗi năm. Theo Safe Kids Worldwide, trong số đó, có khoảng 150 trẻ tử vong vì leo xuống giường rồi lần ra cửa sổ để hóng bố mẹ về.
“Cửa sổ không đóng kín cũng như không lắp đặt thanh chắn khiến trẻ rất dễ ngã ra ngoài khi cha mẹ không để ý. Hãy lắp các loại thanh chắn có thể tháo lắp để phòng khi cháy mà vẫn đảm bảo cho bé được an toàn, kể cả cửa sổ tầng 1.
4. Dây kéo rèm lòng thòng
Nghe có vẻ hơi bất hợp lý nhưng dây kéo rèm hoàn toàn có thể gây chết người. Hai tuần trước ở Mỹ, một đứa trẻ đã bị thắt cổ chết khi nghịch ngợm dây kéo của rèm cửa. Các và dây điện cũng cần phải được đưa ra khỏi tầm với của trẻ.
Để phòng ngừa, hãy để cũi, giường và các đồ nội thất dễ leo trèo cách xa khu cửa sổ. Ngoài ra, hãy thắt dây rèm ở trên cao để bé không với tới.
5. Không khóa tủ thuốc gia đình
Thuốc là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ngộ độc. Theo thống kê, khoảng 185 bé vào viện cấp cứu mỗi ngày vì uống thuốc quá liều. Và cuối cùng 67.700 trẻ tử vong mỗi năm, tức là cứ tám phút lại có một bé qua đời vì thuốc.
6. Để dung dịch vệ sinh lung tung
Trẻ em có thể biết để tránh xa thuốc, nhưng có một sự nhầm lẫn chết người giữa những chai nước giặt, nước rửa chén có vỏ bao bì nhiều màu sắc tương tự như nước ngọt hay túi bột giặt trông như túi kẹo. Hơn 700 trẻ em dưới 5 tuổi bị “tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi ngậm các gói bột giặt” vào năm 2012 và 2013 gồm bị khó thở, nôn mửa, bỏng mắt và mất ý thức.
Để phòng tránh, luôn cất kĩ thuốc, chất tẩy rửa,…trong tủ có khóa hoặc ngoài tầm với của trẻ em.
7. Dùng sơn có chì
Trẻ rất tò mò và chúng hoàn toàn có thể cho những mảng sơn bị bong tróc vào mồm. Một khi chúng ăn vào, chì có thể gây hư hại thận, ảnh hưởng hệ thống thần kinh và các tế bào máu, thậm chí tệ hơn là co giật và chết. “Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vì chúng hấp thụ nhanh và nhiều gấp từ bốn đến năm lần so với người lớn khi ăn cùng một thứ”, theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới.
8. Chỉ sử dụng nút nhựa bịt ổ điện
Nút nhựa bịt ổ điện không phải là giải pháp an toàn nhất. Quỹ An toàn điện quốc tế cho biết 100% trẻ em ở độ tuổi từ 2-4 có thể tháo nắp nhựa bịt ổ cắm điện trong vòng 10 giây. Điều đó chứng minh bằng việc có ít nhất 7 bé mỗi ngày được điều trị tại phòng cấp cứu do liên quan đến điện. Chúng hay cho tay, chìa khóa và kẹp tóc vào trong khe cắm.
Ổ cắm điện ngăn các vật lạ an toàn hơn. Chúng rất hiệu quả nên Bộ luật quốc gia về Điện của Mỹ yêu cầu tất cả các ngôi nhà mới xây dựng sau năm 2008 phải sử dụng hoàn toàn loại ổ cắm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét