thiết kế nội thất nhà hàng
Cựu Thủ tướng xinh đẹp Yingluck Shinawatra hôm qua đăng tải nhiều hình ảnh lên Facebook với cảnh bà ở trong căn nhà lá nơi bà đang say mê trồng và thu hoạch nấm.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra vui vẻ với sản phẩm thu hoạch được. (Ảnh: thaivisa)
Trong
bức hình, bà mặc áo phông với dòng chữ Thái dịch ra là "cuộc sống bình
thường". Bà nói yêu cuộc sống tự do khi bà có thể tự trồng rau. "Sống
một cuộc sống của một người bình thường quả là dễ chịu. Hạnh phúc không
phải là những gì xa xôi”, bà Yingluck viết.Trước đó, tờ Bangkok Post đưa tin, bà Yingluck Shinawatra khẳng định hiện tại chỉ tập trung vào việc chăm sóc con trai thay vì hoạt động chính trị. "Tôi đặt mọi năng lượng vào việc chăm con trai Nong Pipe (Supasek Amornchat), trồng nấm, đọc sách và viết. Đó là tất cả".
Bà Yingluck Shinawatra cùng con trai thích thú với món pizza nấm. (Ảnh: nationmultimedia)
Bà
Yingluck buộc phải rời ghế Thủ tướng Thái Lan cách đây 1 năm, sau khi
tòa án hiến pháp tuyên bố bà lạm dụng quyền lực. Vài tuần sau, quân đội
tiến hành đảo chính để trục xuất nốt các bộ trưởng còn lại trong chính
phủ của bà.Thế giới cũng có nhiều chính khách khi rời vị trí lãnh đạo đã "đoạn tuyệt" với chính trường. Ví như cựu Phó Thủ tướng TQ Ngô Nghi.
Bà Ngô được mời vào vị trí Chủ tịch danh dự của Phòng Thương mại quốc tế TQ sau khi nghỉ hưu, nhưng bà đã rất khảng khái trả lời: “Tôi nghỉ hưu và mong muốn sau đó sẽ không nắm giữ bất kỳ vị trí trong các tổ chức chính thức hay bán chính thức hoặc tổ chức phi chính phủ.Tôi hy vọng rằng, mọi người sẽ hoàn toàn quên tôi".
Hiện bà sống cùng cháu gái trong một căn hộ gần Tử Cấm Thành. Ngô Nghi yêu thích văn thơ Nga và thích thú câu cá.
Hay Tổng thống Mỹ George W. Bush. Sau khi rời khỏi Nhà Trắng, ông đã sống một cuộc đời "im ắng", không mấy khi xuất hiện ồn ào. Mãn nhiệm năm 2009, Bush là một chính trị gia mà mọi người ở nước Mỹ đều muốn "ghét". Tỷ lệ ủng hộ ông chỉ đạt 33% - mức thấp nhất so với bất kỳ tổng thống nào kể từ Richard Nixon.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài ông "ở ẩn", người Mỹ dường như đã sớm "tha thứ" cho vị cựu Tổng thống và "quên đi" các vấn đề của họ với ông.
Và cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice trở về California sau khi Tổng thống Mỹ Bush rời nhiệm sở tháng 1/2009. Giờ đây, bà đảm nhận dạy môn khoa học chính trị tại Đại học Stanford và là hội viên cấp cao về chính sách công tại Học viện Hoover của Stanford.
Sau hai nhiệm kỳ phục vụ trong chính quyền Bush - nhiệm kỳ đầu là cố vấn an ninh quốc gia và sau là Ngoại trưởng - bà đã trở về chính nơi từng bắt đầu công tác giảng dạy năm 1981 và có 6 năm ở cương vị hiệu trưởng.
Ở phương Đông, nếu một chính khách cấp cao thành thực tuyên bố rút lui, thì đã đủ để mọi người tán dương ca tụng, nhưng hiếm có hiện tượng quan chức hoàn toàn rũ bỏ mọi quyền lực hay ảnh hưởng khi đã rời chính trường. Ở phương Tây, quan chức nghỉ hưu cũng vẫn có những ràng buộc với hệ thống chính trị. Dù làm kinh doanh, thuyết giảng hay dẫn đầu một tổ chức nào đó, họ vẫn sử dụng những giá trị của mình để duy trì quyền lực trong một mức độ nào đó.
Theo Thái An (tổng hợp)
Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét