thiết kế nội thất
Vấn đề bảo tồn, tôn tạo nhà cổ còn nhiều bất cập ở các địa phương, các vùng.
Ads Phương pháp chữa hói đầu, rụng tóc nhiều đến từ Nhật Bản
Ads Tin vui cho người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch: Nguồn gen dược liệu quý 40 năm Nần nghệ đã GACP thành công
Ads Đột nhiên khiến giảm đường huyết trở nên dễ dàng
Một
thực tế gây khó khăn cho việc bảo tồn, tôn tạo nhà cổ đó là chỉ những
nhà cổ ở nơi đã được "khoanh vùng" mới nhận được sự quan tâm, đầu tư và
tu sửa theo quy hoạch.
Những nhà cổ, dù có niên đại hơn 300 năm nhưng vì nằm "ngoài vùng phủ sóng" nên vẫn mạnh ai nấy lo. Nhà cổ ở làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Mỗi một lối kiến trúc, các nét chạm khắc của nhà cổ ở mỗi vùng đều mang vẻ đẹp về chiều sâu văn hóa. Nhà cổ phản ánh tập tục sinh hoạt, phản ánh văn hóa cùng với đó là những câu chuyện ghi lại sử làng, đồng hành cùng sự thay da đổi thịt của làng quê qua từng giai đoạn.
Nhà cổ, làng cổ, đường cổ... là chứng tích của những thời kỳ xưa cũ. Hiện nay, nhiều người dày công chép sử làng, mở những bảo tàng chỉ để trưng bày những hiện vật của một thời đại nào đó. Vậy, sao những hiện vật quý báu đang hiện hữu lại không được bảo tồn?
Ngôi nhà cổ hơn 300 năm còn nguyên bản của gia đình ông Mùi.
Việc làng cổ, nhà cổ Thổ Hà sắp bị xóa sổ dường như đang đi vào vết xe đổ của làng Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) trước đây. Trước đó, khi có dự án đền bù, giải tỏa đất nông nghiệp làm khu đô thị thì 30 trong số gần 100 ngôi nhà cổ đã bị thay thế bằng nhà cao tầng.
Từ thực tế nhà cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) và Thổ Hà (Vân Hà, Bắc Giang), để có thể bảo tồn nguyên vẹn những giá trị về kiến trúc, phong thục, mỹ thuật thì vấn đề ổn định kinh tế cho người dân cần được lưu tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó, ổn định kinh tế phải đi kèm với ổn định cuộc sống. Nhiều gia đình, do nhu cầu về một chỗ ở mới rộng rãi, sạch đẹp, hiện đại nên không muốn giữ lại nhà cổ chật hẹp, cũ nát. Để giải quyết vấn đề này, việc giãn dân, hỗ trợ quỹ đất tái định cư có thể góp phần cứu làng cổ.
Hiện nay, số thợ có đủ tay nghề để có thể trùng tu nhà cổ đúng nguyên bản không nhiều, đây là một khó khăn cho trùng tu, bảo tồn nhà cổ. Việc tuyên truyền cho mỗi cá nhân đang sở hữu nhà cổ về giá trị của ngôi nhà là rất cấp thiết. Bảo tồn nhà cổ gồm những giải pháp tổng thể, từ địa phương tới các ban, ngành liên quan.
Theo GS.KTS Hoàng Đạo Kính, phương án bảo tồn nhà cổ lâu dài là bảo tồn song hành với phát triển. Làng cổ, phố cổ, nhà cổ nên được coi là di sản đô thị hay di sản kiến trúc nông thôn, trong đó bao gồm tất cả những di tích, kiến trúc cũ và mới đang phục vụ cuộc sống. Không nên coi nhà cổ, làng cổ, phố cổ là di tích vì di tích là đối tượng của bảo tồn nguyên trạng.
Dương Yến
Những nhà cổ, dù có niên đại hơn 300 năm nhưng vì nằm "ngoài vùng phủ sóng" nên vẫn mạnh ai nấy lo. Nhà cổ ở làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Mỗi một lối kiến trúc, các nét chạm khắc của nhà cổ ở mỗi vùng đều mang vẻ đẹp về chiều sâu văn hóa. Nhà cổ phản ánh tập tục sinh hoạt, phản ánh văn hóa cùng với đó là những câu chuyện ghi lại sử làng, đồng hành cùng sự thay da đổi thịt của làng quê qua từng giai đoạn.
Nhà cổ, làng cổ, đường cổ... là chứng tích của những thời kỳ xưa cũ. Hiện nay, nhiều người dày công chép sử làng, mở những bảo tàng chỉ để trưng bày những hiện vật của một thời đại nào đó. Vậy, sao những hiện vật quý báu đang hiện hữu lại không được bảo tồn?
Ngôi nhà cổ hơn 300 năm còn nguyên bản của gia đình ông Mùi.
Việc làng cổ, nhà cổ Thổ Hà sắp bị xóa sổ dường như đang đi vào vết xe đổ của làng Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) trước đây. Trước đó, khi có dự án đền bù, giải tỏa đất nông nghiệp làm khu đô thị thì 30 trong số gần 100 ngôi nhà cổ đã bị thay thế bằng nhà cao tầng.
Từ thực tế nhà cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Nội) và Thổ Hà (Vân Hà, Bắc Giang), để có thể bảo tồn nguyên vẹn những giá trị về kiến trúc, phong thục, mỹ thuật thì vấn đề ổn định kinh tế cho người dân cần được lưu tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó, ổn định kinh tế phải đi kèm với ổn định cuộc sống. Nhiều gia đình, do nhu cầu về một chỗ ở mới rộng rãi, sạch đẹp, hiện đại nên không muốn giữ lại nhà cổ chật hẹp, cũ nát. Để giải quyết vấn đề này, việc giãn dân, hỗ trợ quỹ đất tái định cư có thể góp phần cứu làng cổ.
Hiện nay, số thợ có đủ tay nghề để có thể trùng tu nhà cổ đúng nguyên bản không nhiều, đây là một khó khăn cho trùng tu, bảo tồn nhà cổ. Việc tuyên truyền cho mỗi cá nhân đang sở hữu nhà cổ về giá trị của ngôi nhà là rất cấp thiết. Bảo tồn nhà cổ gồm những giải pháp tổng thể, từ địa phương tới các ban, ngành liên quan.
Theo GS.KTS Hoàng Đạo Kính, phương án bảo tồn nhà cổ lâu dài là bảo tồn song hành với phát triển. Làng cổ, phố cổ, nhà cổ nên được coi là di sản đô thị hay di sản kiến trúc nông thôn, trong đó bao gồm tất cả những di tích, kiến trúc cũ và mới đang phục vụ cuộc sống. Không nên coi nhà cổ, làng cổ, phố cổ là di tích vì di tích là đối tượng của bảo tồn nguyên trạng.
Dương Yến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét