(Emdep.vn)
- Chỉ cần khéo léo trong việc chăm bón là gia đình bạn đã có được một
giàn thiên lý xanh mát cho hoa ăn trong nhiều năm.
- Trồng cây hoa súng “bừng sáng” góc vườn xinh
- 10 loại rau thơm và thảo mộc có thể trồng trong bóng râm
- Hướng dẫn trồng và dựng giàn cà chua cho ra nhiều quả
- Thử sức trồng mướp Nhật giải nhiệt ngày hè
- Trồng cây mâm xôi: Tận hưởng hương vị ngọt ngào của mùa hè
Cây
hoa thiên lý còn được gọi với cái tên khá mỹ miều là hoa dạ lý hương.
Cũng có lẽ do hoa của chúng khi nở có hương thơm dịu nhẹ từ đằng xa cũng
có thể cảm nhận được. Hoa thiên lý là loại cây thân leo không tua cuốn
thường được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Công dụng của cây hoa này khá nhiều. Đầu tiên
được trồng làm giàn vừa để lấy bóng râm vừa có thể tận hưởng mùi hương
thơm mát của những chùm hoa khi nở. Đặc biệt hoa và lá non của chúng còn
được dùng để nấu ăn rất ngon và bổ.
>> Thiên lý 'hẹn hò' thịt bò
Cây
thiên lý có thân mềm hóa gỗ, lá có hình tim với hoa mọc thành chùm ở
phần nách lá. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hoặc thu khi nhiệt độ
vào khoảng 20-35 độ C. Cây thích hợp trồng những nơi có nhiều ánh sáng
và thoáng gió. Bạn có thể trồng chúng trên nhiều loại đất khác nhau
nhưng nhớ cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Nếu bị khô hạn lâu thì
cây sẽ chậm phát triển.
Cây thiên lý nở hoa vào mùa hè cho những chùm hoa hương thơm dịu mát.
Để
trồng được hoa thiên lý thông thường người ta sẽ dùng biện pháp giâm
cành. Do đó sẽ khác với các loại cây khác trồng bằng hạt giống. Tuy
nhiên bạn không phải lo lắng về việc này. Emdep sẽ mách nước cho bạn
cách trồng một giàn hoa thiên lý để bạn và gia đình có thể thu hoạch hoa
làm thức ăn trong nhiều năm.
Các bước trồng hoa thiên lý cho người mới trồng:
Bước 1: Chọn cành đem giâm.
Bước
đầu tiên để bạn xây dựng nên một giàn thiên lý là chọn được những dây
thiên lý đạt tiêu chuẩn. Khi chọn cành để giâm thường bạn nên chọn những
dây thiên lý bánh tẻ già thân to và da màu xám. Những dây thiên lý như
thế này sẽ cho tỷ lệ đâm chồi cao hơn những dây non và xanh.
Chọn dây thiên lý già, không sâu bệnh, đường kính tối thiểu 6 - 7 mm.
Sau
khi đã chọn được những dây thiên lý đạt tiêu chuẩn, cắt những dây này
thành những đoạn ngắn dài chừng 20 đến 25 cm để thuận tiện cho việc giâm
cành.
Cắt những đoạn dây thiên lý già thành những đoạn ngắn khoảng 25 cm.
Với
những đoạn cây giống dùng để ươm này bạn nên chấm hai đầu vừa cắt vào
hỗn hợp tro bếp hoặc tàn hương để chúng không bị chảy nhựa sau đó mới
đem đi ươm trồng.
Bước 2: Kích thích rễ và chồi non mọc
Sau
khi đã chuẩn bị được cành đem giâm. Bạn tiến hành làm giá thể để giâm
cành. Giá thể ở đây là hỗn hợp bao gồm có phân chuồng hoai mục trộn với
đất cát pha và thuốc trừ nấm bệnh. Trộn 3 thứ lại với nhau và để khoảng 3
ngày rồi mới tiến hành giâm cành xuống đất.
Chuẩn bị những túi nilon đựng giá thể đã để được khoảng 3 ngày.
Cắm
những cành vừa chuẩn bị vào túi đất được chuẩn bị sẵn. Sau đó phun tưới
ẩm cho toàn bộ cành đem giâm vào đất. Chú ý với những loại túi kín như
thế này thì bên dưới bạn nên đục vài lỗ nhỏ để nước có thể thoát và làm
thông thoáng đất không bị bí sẽ làm thối cành.
Sau
khi giâm cành thiên lý xuống giá thể đất, bạn vén cao túi lên và buộc
lỏng túi lại. Chú ý không buộc chặt kín miệng túi lại sẽ gây ngạt khí
cho cành giâm. Trong môi trường này cây vừa giữ được độ ẩm vừa có độ kín
gió để kích thích cành đâm rễ và chồi mới. Để những túi như thế này ở
nơi râm mát như dưới gốc cây. Chỉ 1 tuần sau bạn sẽ thấy chúng thay đổi
nhanh chóng.
Sau
khoảng một tuần từ lúc được giâm trong giá thể, những cành giâm nào
khỏe mạnh nhất sẽ bắt đầu ra rễ và cho ra những chồi non mới từ các đốt
trên thân.
Những nhánh lá non mọc ra từ phần cành được giâm sau 1 tuần.
Tiếp
theo bạn chọn ra những cành giâm nào có rễ và phần chồi non phát triển
nhất đem trồng vào từng bầu đất. Từng cành giâm lúc này đã có đầy đủ
tính trạng của một cây thiên lý bình thường. Mỗi cây con sẽ có một bầu
đất riêng biệt để phát triển hoàn chỉnh trước khi đem trồng ra nơi ở mới
và làm giàn cho chúng leo.
Cành thiên lý sau khi được giâm đã phát triển đầy đủ cả bộ rễ và mầm mới sẽ được đem đi trồng.
Những cây con được trồng vào bầu đất như thế này để phát triển trước khi chọn ra khoảng 4 đến 5 cây khỏe mạnh nhất đem trồng xuống đất.
Bước 3: Trồng cây con ra đất và làm giàn cho cây.
Sau
khoảng 2 tuần bạn nên trồng những cây con kia ra nơi ở cố định. Chọn
những chỗ thoáng gió và có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây sau này phát triển
khỏe mạnh hơn và cũng thuận tiện cho việc làm giàn cho thiên lý leo.
Cho cây con ra nơi ở mới rộng rãi và nhiều ánh sáng giúp cây mau lớn.
Thiên
lý đòi hỏi nhu cầu nước khá cao, nhất là ở giai đoạn đầu cây con cần
nhiều nước để phát triển bám giàn. Sau khi trồng có thể tưới nước ngày
1-2 lần, sau đó giảm dần vài ba ngày tưới một lần nhưng vẫn phải đảm bảo
đủ độ ẩm, nhất là thời kỳ cây sắp và đang ra hoa. Có thể tưới theo rãnh
dưới gốc và thỉnh thoảng dùng vòi xịt xịt nhẹ lên mặt tán (nhất là
những hôm trời nắng nóng) vừa tăng độ ẩm môi trường kích thích bông lý
ra nhiều đồng thời có tác dụng rửa trôi bớt bụi bặm, bệnh bồ hóng và các
loại rệp, nhện gây hại trên lá.
Tuy là cây ưa ẩm những lại
không chịu được úng ngập do đó sau mỗi trận mưa to bạn nên tiêu úng
thoát nước để đất được thông thoáng. Cây sẽ phát triển dần dần và bám
giàn. Lúc này bạn sẽ làm giàn cho cây thiên lý leo lên. Một dây thiên lý
trưởng thành có thể dài từ 2 đến 3 m.
Cây
leo bằng dây và không có tua cuốn, hoa nở từ tháng 5 đến tháng 10 mọc
ra từ phần nách lá. Vì cây ưa ẩm, không chịu được úng, nếu bị khô hạn
cây thiên lý của bạn sẽ phát triển cằn cỗi. Thời điểm cây đã bám giàn,
cây thiên lý sẽ phát triển mạnh mẽ. Các nhánh sẽ lan tỏa ra khắp giàn.
Bạn nên chủ động dẫn nhánh để cho chúng mọc lan kín giàn tránh các nhánh
quấn lại vào nhau.
Khi thấy cây bắt đầu xuất hiện hoa, bạn
tiến hành bón phân bổ sung cho cây. Bình quân mỗi tháng cây nên được bổ
sung phân bón một lần. Phân bón thường là loại phân NPK bón trực tiếp
vào phần gốc.
Hoa thiên lý màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt.
Khi
hoa xuất hiện và chùm nụ gần nở là bạn đã có thể thu hái chúng xuống để
chế biến thành món ăn. Nên hái hoa thiên lý vào buổi sáng. Dùng tay
ngắt từng chùm hoa và những lá non xuống. Trung bình với một giàn thiên
lý cứ khoảng 3 ngày bạn có thể thu hái một lần ăn dần.
Như vậy
là chỉ cần một vài bước học dược ở trên bạn đã có thể tự thực điện được
một giàn thiên lý cho gia đình mình. Vừa lấy bóng mát mà còn có cả hoa
làm thực phẩm ăn giải nhiệt ngày hè.
Thành quả sau những tháng ngày chờ đợi thiên lý ra hoa.
Trong
hoa thiên lý có rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể như
các vitamin nhóm A, C, B1, B2 và các khoáng chất như sắt, phosphor đặc
biệt là kẽm chiếm hàm lượng khá cao. Không chỉ có hoa thiên lý mới ăn
được, cả ngọn và lá non của cây cũng đều rất ngon và bổ. Hoa thiên lý có
vị ngọt nhẹ và mát do đó vào mùa hè ăn hoa thiên lý sẽ giúp giải nhiệt,
trẻ em phòng chống được rôm sẩy và tăng cường sức đề kháng cho người
già. Thật là một loại cây nhiều công dụng.
Một số lưu ý khi trồng cây thiên lý:
Sâu bệnh hại cây:
Cây
thiên lý thường gặp một số loại sâu rệp đục thân, ăn lá và hoa. Với
những loại sâu rệp này bạn nên thường xuyên kiểm tra hàng ngày ở thân lá
và cả những bông hoa. Loại bỏ hết rệp trên cây và đốt chúng bằng bật
lửa.
Ngoài các loại sâu rệp ra thì cây thiên lý còn có thể mắc
bệnh nấm ở trên thân và lá. Nên thường xuyên tỉa hái lá tránh để lá mọc
quá dày ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa và làm xuất hiện nấm. Để xử
lý chúng bạn pha nước vôi và đem quét vào những dây có biểu hiện nấm
bệnh.
Cách để cây ra hoa năm sau:
Chỉ với một giàn
hoa thiên lý, bạn và gia đình có thể có hoa ăn trong vài năm nếu biết
cách chăm sóc tốt. Khi mùa đông đến cây ngừng sinh trưởng, bạn nên cắt
tỉa hết những nhánh phụ và để lại nhánh chính. Qua mùa đông lạnh giá
bước sang xuân những nhánh chính sẽ lại đâm chồi mới và tiếp tục phát
triển cho hoa vào năm sau.
Bài: Beng Beng
Nguồn ảnh: Nasithome, lovehealthytips
(Theo Congluan.vn)
Nguồn ảnh: Nasithome, lovehealthytips
(Theo Congluan.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét